Vùng biển Hòn Khô được ví như “mỏ vàng” với nhiều rạn san hô đang phục hồi. Đây là nơi trú ngụ, sinh trưởng của nhiều loài sinh vật biển, tạo nguồn sinh kế, góp phần phát triển du lịch địa phương.

 

Hòn Khô… “đẻ” ra tiền

Nhơn Hải là xã bãi ngang nằm trong vùng bán đảo Phương Mai (thuộc TP Quy Nhơn, Bình Định), cách thành phố khoảng 12km về đường biển và 18km về đường bộ.

Với địa hình có nhiều đảo nhỏ, các bãi đá ngầm, bãi rạn san hô, và thảm thực vật ngầm… vùng biển Nhơn Hải là nơi có môi trường thuận lợi cho các loài sinh vật biển phát triển (Ảnh: Dũng Nhân).

Với địa thế “lưng tựa núi, mặt hướng biển”, Nhơn Hải có 3 thôn: Hải Đông, Hải Bắc và Hải Nam với dân số gần 6.000 người. Người dân ở đây sinh sống chủ yếu dựa vào nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản ven bờ.

Rạn san hô ở vùng biển Hòn Khô là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật biển (Ảnh: Bình Định).

Vài năm trở lại đây, Nhơn Hải nổi lên là điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến Bình Định. Đặc biệt, đáy biển Hòn Khô ví như “mỏ vàng” bởi nguồn lợi thủy sản phong phú cùng tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, với nhiều đảo nhỏ, các bãi đá ngầm, bãi rạn san hô, thảm thực vật ngầm… vùng biển Nhơn Hải có môi trường thuận lợi để các loài sinh vật biển phát triển.

Trong đó, có các loại thủy sản giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá mú, cá hồng, cá cơm, cá nục, mực, các loài ốc biển… tạo điều kiện để người dân phát triển các ngành nghề, khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

“Khai thác, nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, nguồn thu nhập chính của nhân dân địa phương”, ông Nam cho hay.

Mùa rong mơ ở xã Nhơn Hải cũng là mùa sinh sản của cá, tôm… dưới đáy biển Hòn Khô (Ảnh: Dũng Nhân).

Bám biển mưu sinh, bà Nguyễn Thị Bảy (62 tuổi, thôn Hải Nam) cho hay, đảo Hòn Khô như bức bình phong bảo vệ làng chài Nhơn Hải. Nếu không có hòn đảo này, mùa mưa bão (khoảng tháng 10-11 hàng năm), sóng biển sẽ “nuốt chửng” những nhà dân ở gần biển.

Những loài cá lung linh sắc màu sinh sống ở rạn san hô ở Hòn Khô (Ảnh: Bình Định).

“Mũi Hòn Khô như “mỏ vàng”, mang lại cho người dân địa phương nguồn lợi thủy sản dồi dào. Những rạn san hô, vùng rong mơ rộng lớn dưới biển là nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loài sinh vật biển, trong đó có loài rất giá trị như tôm hùm, cá mú, cá hồng… tạo nguồn thu nhập cho bà con làng chài”, bà Bảy chia sẻ.

Thành lập tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Theo UBND xã Nhơn Hải, hiện xã này có 78 phương tiện khai thác thủy sản, ước tính hàng năm đánh bắt đạt 580 tấn cá các loại; 92 hộ thả nuôi 57.300 con tôm hùm giống, 34.000 con tôm hùm thương phẩm tại Hải Giang và tại khu vực Hòn Khô lớn; 2 hộ nuôi mực lá tại khu vực gành trên của xã.

Thành viên tổ bảo vệ san hô Nhơn Hải lặn biển dọn rác thải nhựa (Ảnh: Bình Định).

Năm 2020, UBND TP Quy Nhơn quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Hòn Khô (xã Nhơn Hải), với diện tích được giao hơn 13ha.

Tổ hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức làm nghề nuôi trồng, khai thác, chế biến, hậu cần dịch vụ nghề cá, du lịch sinh thái cộng đồng trong các vùng biển được giao.

Bắt cầu gai bảo vệ rạn san hô (Ảnh: Bình Định).

Trong các hoạt động bảo vệ rạn san hô ở vịnh Quy Nhơn những năm trở lại đây, các thành viên của Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Nhơn Hải hoạt động rất tích cực.

“Trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng nâng cao. Qua đó, góp phần phát triển nghề cá và du lịch sinh thái cộng đồng bền vững, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập người dân”, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải nói.

Du khách khám phá rạn san hô ở vùng biển Hòn Khô (Ảnh: Doãn Công).

Theo anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, tổ trưởng Tổ bảo vệ san hô Nhơn Hải, hàng tháng, các thành viên Tổ cộng đồng bảo vệ sẽ có đội lặn biển để nhặt rác dưới đáy biển để bảo vệ san hô sinh trưởng. Mỗi buổi chiều, khi khách du lịch ra về thành viên tổ ở lại để nhặt các rác thải nhựa trên mặt biển, bãi cát.

“Trong 13ha vùng biển được giao quyền, có hơn 2ha vùng lõi san hô phân bố rất dày, tỷ lệ đạt trên 50%. Thường vào mùa du lịch hè, chúng tôi bố trí thành viên, bảo vệ nghiêm ngặt khu vực vùng lõi rạn san hô nhằm ngăn chặn việc khai thác quá mức, bảo vệ các loại thủy sản vào bãi đẻ trứng”, anh Sáng chia sẻ.

——–
𝐒𝐀𝐎 𝐍𝐀𝐌 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓 𝐓𝐑𝐀𝐕𝐄𝐋 & 𝐄𝐕𝐄𝐍𝐓
👉𝐓𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐓𝐨𝐮𝐫 𝐝𝐮 𝐥𝐢̣𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐨̣𝐧 𝐠𝐨́𝐢
👉𝐓𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐒𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧 𝐠𝐨́𝐢
👉𝐂𝐮𝐧𝐠 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐤𝐞̂́
☎𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 : 𝟎𝟗𝟖 𝟏𝟎𝟏𝟓 𝟏𝟖𝟗 – 𝟎𝟗𝟖 𝟏𝟏𝟐𝟐 𝟐𝟖𝟗
🌳𝐖𝐞𝐛: 𝐬𝐚𝐨𝐧𝐚𝐦𝐯𝐢𝐞𝐭.𝐯𝐧
#Tourdulich #Event #Saonamviet

quantri

https://docs.google.com/document/d/10y_nIPTIrOGUU_yO5iiwXjclIU8EyfqK/edit?usp=sharing&ouid=106341171928222056753&rtpof=true&sd=true

Recent Posts

Hà Giang dự kiến thu phí tham quan cao nguyên đá Đồng Văn

Tỉnh Hà Giang đã chuẩn bị cho việc thu phí này 4 năm nay nhưng…

11 tháng ago

Đặc sản Miền Trung không thể không ghé

Miền Trung hay được gọi là Trung Bộ là miền nằm giữa 2 miền Bắc và…

11 tháng ago

Độc đáo Cỗ Sen làng Cổ Đường Lâm

Giữa trưa hè tháng 6, Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) với vẻ…

11 tháng ago

13 đặc sản Hạ Long ngon quên lối về !

Đặc sản Hạ Long bao gồm các món ăn, thức uống thơm ngon. Chính điều…

11 tháng ago

Du lịch Nhật Bản trong tương lai

Thành phố nổi giữa biển với chu vi 4km, có sức chứa lên tới 40.000…

11 tháng ago

Ngắm cánh đồng rong mơ ngập sắc vàng dưới biển Quy Nhơn

Ngắm cánh đồng rong mơ ngập sắc vàng dưới biển Quy Nhơn   Hàng năm,…

11 tháng ago